Bất chấp những thách thức và khó khăn, Việt Nam nhanh chóng trở thành thị trường trọng tâm hút các doanh nghiệp lớn trong ngành năng lượng mặt trời. Việt Nam may mắn là một trong những quốc gia có tiềm năng về năng lượng mặt trời nhất. Trải dài từ vĩ độ 8’’ Bắc đến 23’’ Bắc. Nằm trong khu vực có cường độ bức xạ mặt trời tương đối cao. Việc sử dụng nguồn năng lượng này ở nước ta sẽ đem lại hiệu quả kinh tế lớn.
Việt Nam à khu vực có lượng bức xạ “khổng lồ”
Việt Nam có nguồn năng lượng mặt trời dồi dào. Có cường độ bức xạ trung bình trong năm ở phía Bắc là 3,69 kWh/m2. Phía Nam là 5,9 kWh/m2. Lượng bức xạ có được còn tùy thuộc vào lượng mây và tầng khí quyển của từng địa phương. Vì vậy giữa các địa phương có sự chênh lệch khác nhau về lượng bức xạ thu được. Nhưng cường độ bức xạ ở phía Nam thường cao hơn phía Bắc.
Đặc biệt tại khu vực phía Nam, năng lượng mặt trời rất tốt và phân bố tương đối đồng đều trong suốt cả năm. Trừ những ngày mưa, thì trên 90% thời gian trong năm đều có thể sử dụng năng lượng mặt trời cho sinh hoạt. Số giờ nắng trung bình cả năm trong khoảng 2000 đến 2600 giờ. Đây là khu vực ứng dụng năng lượng mặt trời rất hiệu quả.
Giải pháp điện năng cho hộ gia đình
Kể từ đầu năm tới nay, lĩnh vực điện mặt trời đã có bước phát triển nhảy vọt nhờ chính sách khuyến khích của Chính phủ và những khoản tín dụng lớn dành cho năng lượng sạch từ hàng loạt ngân hàng trong và ngoài nước. Tuy vậy, “cơn sốt” này vẫn chưa thể tạo ra ảnh hưởng, chỉ đáp ứng 1 phần nhỏ trong nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng nhanh với tốc độ khoảng 10%/năm trong bối cảnh các nguồn điện truyền thống gặp khó khăn.
Thực tế, các hệ thống điện năng lượng mặt trời trở thành giải pháp điện năng ưu tiên – đặc biệt là trong thời kỳ thiếu hụt điện trầm trọng như thời điểm hiện tại. Các hệ thống điện áp mái vẫn được nhiều gia đình lựa chọn lắp đặt. Một số lợi ích khi lắp đặt điện mặt trời áp mái cho gia đình:
Tiết kiệm chi phí điện đến 100%
- Bằng việc sử dụng nguồn điện năng lượng mặt trời hòa lưới, có thể tiết kiệm đến 100% điện năng. Và có thể bán lượng điện dư cho EVN với giá 2.086đ/kWh.
- Phần mái được cách nhiệt bằng hệ thống tấm pin năng lượng mặt trời giúp giảm nóng. Đặc biệt, giảm công suất tiêu thụ điện của máy lạnh trong không gian lắp đặt.
Tăng giá trị và thẩm mỹ cho công trình
- Với việc lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới, công trình của bạn không chỉ trở nên đẳng cấp hơn mà còn tăng cao giá trị về mặt kinh tế.
- Nhiều nghiên cứu cho thấy, các tài sản được trang bị hệ thống năng lượng mặt trời có giá trị hơn nhiều so với với chi phí đầu tư ban đầu.
Đầu tư lâu dài (tuổi thọ trên 25 năm). Vận hành đơn giản, ít tốn kém
Hệ thống có tuổi thọ kéo dài, giúp mang lại hiệu quả lâu dài về mặt kinh tế, môi trường… Vận hành rất đơn giản, với chi phí vận hành chỉ 0,5% giá trị đầu tư.
Hiệu quả kinh tế lâu dài
Theo như cơ chế hoạt động, phần điện dư mà gia đình không sử dụng đến của hệ thống. Phần đó sẽ được hòa vào lưới điện nhà nước. Với một công-tơ 2 chiều. Lượt điện không sử dụng đến này sẽ được công ty điện lực mua lại với mức giá theo quy định.
Thu hút nhiều nhà đầu tư trên toàn thế giới
Với lượng bức xạ lớn này, rất thích hợp để phát triển và ứng dụng công nghê mặt trời vào đời sống. Mang lại nhiều lợi ích đáng kể, không gây ô nhiễm môi trường và có trữ lượng vô cùng lớn do tính tái tạo cao.
Theo số liệu cuối tháng 09/2019, Việt Nam hiện đã có 82 dự án điện mặt trời với tổng công suất 4.460 MW đã hòa vào lưới điện quốc gia và điện mặt trời chiếm khoảng 10% tổng sản lượng điện cả nước. Ngoài ra, hiện cũng có khoảng 13 dự án đang được hoàn thành với tổng công suất 630 MW, dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động cuối năm 2019.
Không chỉ thu hút các nhà thầu trong nước. Việt Nam có hàng loạt dự án điện mặt trời “triệu đô” từ các nhà đầu tư nước ngoài. Một số công trình tiêu biểu, có thể kể đến như:
- Nhà máy Tata Power công suất 300 MW tại Hà Tĩnh.
- Nhà máy Hanwha công suất 100-200 MW tại Thừa Thiên Huế.
- Nhà máy GT & Associates và Mashall & Street Ltd công suất 150 MW tại Quảng Nam.
Việt Nam đã trở thành điểm đến đầu tư năng lượng mặt trời “nóng nhất” khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Đây là kết quả của việc Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp năng lượng mặt trời, hướng đến mục tiêu đưa năng lượng mặt trời trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn.